NHỮNG KINH NGHIỆM “VÀNG” KHI BÁN HÀNG TRÊN AMAZON

Amazon là một “ông trùm” ngành thương mại điện tử với đa dạng các phân khúc sản phẩm và lượng khách hàng đến từ khắp thế giới. Trong đó nhiều sản phẩm đến từ doanh nghiệp Việt Nam đã thành công với con số doanh thu đáng kinh ngạc. Vậy kinh nghiệm để chinh phục sàn TMĐT này là gì? Hãy cùng Bros Warehouse tìm hiểu nhé!

1. Xây dựng thương hiệu riêng biệt 

Trên sàn thương mại điện tử sẽ có rất nhiều seller bán cùng mặt hàng với bạn nhưng lý do khách hàng chỉ tin cậy và chọn mua sản phẩm của bạn là gì? Ngoại trừ việc cạnh tranh về giá cả, thị thương hiệu chính là yếu tố quyết định sự lựa chọn của khách hàng.

Xây dựng thương hiệu theo cách của bạn trên sàn Amazon bằng những câu chuyện (story) liên quan trực tiếp đến sản phẩm, hình ảnh màu sắc riêng biệt về thương hiệu với thiết kế chuyên nghiệp chắc chắn sẽ tạo ấn tượng tốt cho khách hàng. 

Nếu cùng một mặt hàng bạn cũng có thể cân nhắc về việc đưa ra ưu đãi. Hãy luôn tạo ra sự khác biệt cũng như lợi thế cạnh tranh cho chính mình và lẽ dĩ nhiên điều đó sẽ giúp sản phẩm của bạn được chú ý nhiều hơn. 

2. Đăng ký bán hàng chuyên nghiệp 

Thực tế khi nhìn vào các doanh nghiệp đã lên sàn và có kinh nghiệm bán hàng trên Amazon, một điểm chung dễ dàng nhận thấy là họ sử dụng tài khoản Professional Seller. Tài khoản này sẽ giúp cho doanh nghiệp bán thêm được nhiều mặt hàng ngoài danh sách mặt hàng của Amazon. 

Ngoài ra, sẽ không mất chi phí phần trăm hoa hồng cho mỗi sản phẩm bán ra. Chính vì thế việc đăng ký tài khoản chuyên nghiệp sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp của bạn. 

3. Tránh bán những sản phẩm cạnh tranh với Amazon Retail

Lợi thế của Amazon là có được số lượng lớn dữ liệu tìm kiếm của khách hàng vì vậy Amazon Retail ra đời trên sàn này. Những sản phẩm thuộc Amazon Retail luôn nhận được Buy Box. Hơn thế nữa Amazon Retail có phần mềm định giá rất nhanh và linh hoạt, trong đó nó cho phép điều chỉnh giá khớp với giá mà các đối thủ đã điều chỉnh. 

Vì thế, để xây dựng thương hiệu đường dài thì việc cạnh tranh trực tiếp cùng một sản phẩm mà Amazon Retail cung cấp là mô hình kinh doanh khó đạt hiệu quả và nên tránh để giảm thiểu rủi ro.

4. Tối ưu SEO trên trang bán hàng Amazon 

Trước đây, việc mua hàng được đo lường dựa trên hành vi tìm kiếm Google. Tuy nhiên đến hiện tại thì hành vi mua hàng của người tiêu dùng đã thay đổi khi họ trực tiếp tìm đến các sàn thương mại điện tử (Amazon là một điển hình) để tìm kiếm sản phẩm. Vậy nên bắt buộc phải tối ưu SEO trên sàn Amazon bằng cách:

  • Nghiên cứu từ khóa tiềm năng, top tìm kiếm từ khóa trên sàn
  • Tối ưu title (tiêu đề), mô tả (description)
  • Chú tâm đến review trên trang 
  • Đầu tư hình ảnh hiển thị, ảnh thật của  sản phẩm
  • Feedback của các khách hàng đã sử dụng  

5. Không cạnh tranh giá nếu chưa thực sự vững

Kinh nghiệm bán hàng trên Amazon chắc chắn không thể thiếu việc phải cạnh tranh giá bán. Nhưng việc thay đổi lên hay xuống sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến thương hiệu và lợi nhuận. Nếu không có một kế hoạch hay chiến lược giá cụ thể và kiểm soát nó tốt thì đây sẽ là một cuộc chạy đua về điểm xuất phát. Hãy học cách sử dụng công cụ định giá trên Amazon một cách hữu hiệu nhất.

6. Bán sản phẩm mà khách hàng muốn mua nhiều nhất

Có rất nhiều sản phẩm tốt nhất, đắt nhất trên khắp thế giới nhưng chưa chắc đó là sản phẩm khách hàng muốn mua, vì họ không có nhu cầu sử dụng. Hãy tập trung tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và tìm mối liên kết từ nhu cầu khách hàng tới sản phẩm của bạn. Lúc đó việc bán hàng sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Ngoài ra, kinh nghiệm bán hàng trên Amazon thường khi tạo ra 1 combo/set hàng hóa thường mang lại nhiều lợi nhuận  hơn.

Qua bài viết, doanh nghiệp đã đúc kết được 6 kinh nghiệm “vàng” cách bán hàng trên Amazon. Với những kinh nghiệm này mong rằng doanh nghiệp và những người mới bắt đầu kinh doanh ở thị trường này sẽ có thể dễ dàng bắt đầu xây dựng và cải thiện vận hành bán hàng một cách hiệu quả nhất.